Nghi lễ mai táng cổ xưa: Người chết được tùy ý mang theo thứ mình muốn

Nghi lễ mai táng cổ xưa: Người chết được tùy ý mang theo thứ mình muốn

Nghi lễ mai táng cổ xưa: Người chết được tùy ý mang theo thứ mình muốn

Nghi lễ mai táng cổ xưa: Người chết được tùy ý mang theo thứ mình muốn

Nghi lễ mai táng cổ xưa: Người chết được tùy ý mang theo thứ mình muốn

Nghi lễ mai táng cổ xưa nói lên rất nhiều điều về cuộc sống của con người thời cổ đại

Nghi lễ mai táng cổ xưa đặc biệt được chú trọng và đã thay đổi phụ thuộc vào giai tầng trong xã hội từ thời cổ đại.

Cái chết là không thể tránh khỏi, nhưng điều mà cái chết cho chúng ta thấy về đặc điểm xã hội thời cổ đại lại rất sinh động.

Và nghiên cứu gần đây của Đại học Cincinnati về các tục lệ tang lễ cổ đại ở khu vực miền Trung Apulian thời tiền Roman Ý giúp làm sáng tỏ về biến động kinh tế, xã hội, nghĩa vụ quân sự và thậm chí tục lệ uống rượu ở một nền văn hóa mà không để lại bút tích gì trong lịch sử.

Ví dụ, bằng cách tập trung vào thủ tục tiến hành cho việc chôn cất, cách xử lý đối với xác người chết và những gì chứa trong ngôi mộ có niên đại từ khoảng 525-200 TCN, nghiên cứu sinh tiến sỹ Cổ điển học của trường Đại học Cincinnati Bice Peruzzi đã tìm thấy dấu hiệu của sự phân chia tầng lớp xã hội mạnh mẽ và hệ thống phân cấp. Cô cũng tìm thấy dấu hiệu nhiều người theo nghĩa vụ quân sự do mộ của đàn ông thời đại này thường chứa vũ khí kim loại nằm trên hoặc gần hài cốt.

mai táng cổ xưa
Tập hợp các bình gốm, dụng cụ tiệc và vũ khí kim loại Hy Lạp tinh xảo từ thế kỷ 4 (Riccardi 2003)

Một ví dụ khác: nửa cuối thế kỷ thứ 4, có một sự gia tăng mạnh số lượng các ngôi mộ trong khoảng thời gian 50 năm cho thấy các nhóm xã hội mới tiếp cận với việc chôn cất theo nghi lễ mà ở đó người sống đã sử dụng không gian để tiến hành khiêu vũ và mở yến tiệc trong một quãng thời gian ngắn.

“Sau khi xem xét khối lượng lớn các vật liệu thu thập được, tôi nhận ra rằng có rất nhiều điều có thể nói về những gì đã xảy ra trong sự phát triển của nền văn hóa đặc biệt này”, Peruzzi nói. “Mặc dù không có bút tích lịch sử, nhưng tôi có thể phân biệt được ba giai đoạn khác nhau và sau đó kết nối chúng vào lịch sử Địa Trung Hải rộng lớn hơn để hiểu về cách mà xã hội của họ đã thay đổi như thế nào”.

Cô vừa trình bày những phát hiện của mình về các tục lệ tang lễ trong bối cảnh lịch sử rộng lớn tại  Hội nghị thường niên 2016 về các Nghiên cứu cổ học của Viện Khảo cổ học Mỹ ở San Francisco.

Rượu, Phụ nữ, và Chiến tranh

Do khu vực này chịu sự ảnh hưởng lớn của Hy Lạp nên Preuzzi không hề ngạc nhiên khi tìm thấy những chiếc bình và hiện vật của Hy Lạp có giá trị trong số các đồ vật có trong mộ Apulian ở giai đoạnđầu tiên (năm 525-350). Những hình ảnh chi tiết tinh xảo trên những chiếc bình thường tập trung vào phụ nữ tham gia trong các hoạt động hàng ngày như tán tỉnh, đám rước và mời rượu, mở ra những câu hỏi thú vị về vai trò của phụ nữ trong những cộng đồng này.

mai táng cổ xưa
Mô tả chi tiết về một người phụ nữ đang cầm một chiếc vương miện. Đất nung, bình Apulian, cuối thế kỷ thứ 4 TCN. Bảo tàng Santa Maria della Scala, Siena, Ý. (Public Domain)

Ngôi mộ chứa những đồ vật từ ly rượu vang và bộ dụng cụ yến tiệc cho tới vũ khí kim loại trong các ngôi mộ nam giới. Và theo Peruzzi, các đồ vật được lựa chọn có chủ ý và được đặt có mục đích trong nghi thức tang lễ để mang một thông điệp cá nhân về vai trò của người chết trong cộng đồng.

Peruzzi cũng tìm thấy bằng chứng nổi bật về việc  tái sử dụng ngôi mộ. Với một kiểu cách kỳ dị và có tính toán, một số ngôi mộ đã được mở ra lần nữa cho thấy xương và các hiện vật cũ bị đẩy sang một bên để nhường chỗ cho một cái xác mới và những đồ vật chôn theo, nhiều khả năng tạo ra một sự liên kết giữa đám tang hiện tại và tưởng nhớ về người chết trước đó.

“Việc chú ý đến bày biện các hiện vật trong những ngôi mộ này là hết ấn tượng, đặc biệt là khi các đồ vật này chỉ có thể nhìn thấy trong một thời gian ngắn khi nắp mộ mở ra”, Peruzzi cho biết. “Điều này cho ấn tượng rằng trong giai đoạn 1 ngôi mộ được hiểu không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất, mà hầu như  là giai đoạn cho khiêu vũ và tổ chức việc mai táng”.

Một thế giới mở rộng

Trong suốt giai đoạn 2 (năm 350-300), Peruzzi thấy rằng xu hướng chung trong lễ mai táng là tiếp tục tập trung xung quanh các chủ đề về tiệc tùng, chiến tranh và phụ nữ. Nhưng sự gia tăng về số lượng các ngôi mộ thời gian này đã mạnh mẽ chỉ ra rằng các nhóm xã hội mới đã được tiếp cận với kiểu tang lễ tiệc tùng. 

Nhưng giống như trong xã hội hiện đại, tầng lớp xã hội cao ngày nay có dấu hiệu phá vỡ những xu hướng trước đây để phân biệt bản thân với dân thường. Giờ đây những đồ vật bên trong mộ của họ gồm rất nhiều bình gốm Apulian lớn mới màu đỏ với hình tượng chung chung và kiểu vẽ lặp đi lặp lại.

“Ở giai đoạn này, chúng tôi cũng đôi khi tìm thấy các tập hợp những chiếc bình rất lớn với các hình tượng tinh vi miêu tả những tấm bi kịch của người Hy Lạp”, Peruzzi cho biết. “Các học giả cho rằng sự thay đổi này là do ảnh hưởng của Hy Lạp, đặc biệt là niềm đam mê với những chiến thắng quân sự của Alexander Đại đế.

mai táng cổ xưa
Một chiếc bình xoắn ốc có chức năng như một vật dùng để ghi dấu tang lễ. Quang cảnh cho thấy Hermes đang đợi để hướng dẫn người quá cố đi vào thế giới bên kia. Bảo tàng nghệ thuật Walters, Baltimore. (c. 320-310 TCN) Bởi họa sỹ Baltimore. ( Public domain )
Từ khóa:
TIN TỨC - SỰ KIỆN
VIDEO -CLIPS
Gọi điện
SMS
Chỉ đường
Facebook Chat