QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ TANG CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ TANG CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ TANG CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ TANG CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ TANG CHO NGƯỜI QUA ĐỜI

Tổ chức tang lễ cho người mất hay còn gọi là làm đám ma, ở mỗi địa phương sẽ có nghi thức và tục lệ khác nhau, tuy nhiên họ vẫn dựa trên cái chuẩn trong quy trình tổ chức tang lễ của người Việt Nam ta. Vậy khi trong nhà có người mất gia quyến tổ chức làm ma như thế nào?

Trong bài này chúng tôi chỉ nói về trường hợp người mất theo lệ thường, các trường hợp như tai nan, chết vì sông nước… sẽ có những thủ tục khác đi kèm.

 

Dấu hiện người sắp lâm chung

Người sắp lâm chung thường có những biểu hiện lạ, dựa vào sắc mặt và tâm trạng gia quyến có thể chuẩn bị và lo liệu hậu sự. Xét về biểu hiện có thể thấy:

Người nhà quan sát thần sắc người thân mình dựa vào đôi mắt xem có còn tinh anh hay mờ đục. Người sắp chết chân tay thường lạnh từ trên xuống dưới, nhiều người già có khả năng “tiên tri” có thể dự báo và đoán trước được mình sắp chết và chết đến đâu.

Mạch rất trầm khiến người sống không thể bắt được mạch. Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được. Người nhà có thể dùng bông đặt lên mũi xem có động đậy không, nếu không thấy động đậy tức là đã tắt thở.

Trường hợp người già bỗng nhiên khỏe lại, nói cười vui vẻ và đòi ăn uống cũng đang dự báo sắp qua đời. Tuy rằng đòi ăn uống nhưng lại ăn rất ít hoặc có thể bỏ ăn trước khi mất.

Trong khoảng thời gian này người nhà cùng con cháu tụ lại để chăm non ông bà, bố mẹ, chuẩn bị mọi thứ để chuẩn bị làm tang lễ.

Con cháu túc trực thường xuyên, hỏi xem người nhà có dặn dò hay mong muốn gì không.

Đặt thụy hiệu (tức tên hèm) rồi hỏi người đó có đồng ý không

Chuẩn bị mọi thứ để tắm gội (làm lễ mộc dục) và khâm liệm (lễ nhập quan)

Đưa người sang phòng chính tẩm và đặt đầu chếch hướng Đông

Lễ mộc dục – Xóa bỏ bụi trần cho người mất

Sau khi thân nhân chính thức tắt thở, con cháu thực hiện làm lễ mộc dục trước khi khâm niệm. Quy trình thực hiện cần thực hiện những vật dụng: một con dao, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nồi nước ngũ vị hương và nồi nước nóng khác.

Lễ mộc dục được tiến hành do con cái thực hiện, cha thì còn trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm. Khi tắm cần vây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; “nay xin tắm gội để sạch bụi trần”, xong phục xuống, đứng dậy.

Dùng khăn vuông nhúm ngũ vị hương để lau mặt, lau mình cho sạch rồi dùng lược chải tóc, lấy sợi vải buộc tóc lại. Dùng khăn khác lau tay chân và dùng dao cắt móc tay. Móng tay móng chân được gói lại để đặt vào quan tài theo thứ tự trên dưới. tắm xong mặc quần áo chỉnh tể và đặt thi thể lên giường, đồ dùng tắm rửa được mang đi chôn.

Trước khi nhập quan

Người mất được đặt trên giường, phủ chiếu hoặc khăn, buông màn, phía trên đầu đặt chiếc ghế, đặt một bát cơm úp, một quả trứng và dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương.

Sau đó thực hiện đưa tiền xu và gạo nếp xát sạch cho vào miệng người mất nhằm tiễn đưa vong linh người quá cố đi đường xa được siêu thoát tránh được ma quỷ. Ở nhiều địa phương vẫn giữ phong tục này nhưng có nơi đã thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến.

Quy trình thực hiện: Tang chủ thực hiện xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào miệng từ bên phải sang bên trái và chính giữa, xong bóp mồm lại và phủ mặt như cũ. Khi làm tang chủ quỳ khóc và nói “nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp”

Nhập quan

Tang chủ chọn ngày giờ tốt để tiến hành nhập quan cho người mất. Ngày giờ được xem dựa trên mệnh của người mất, giờ mất từ đó chọn ra giờ tốt để nhập quan và đưa tang, tránh được nhiều rủi ro về sau.

Đưa người nhập quan cần có mặt đầy đủ của con cháu, tiến hành nghi thức nhập quan. Theo đó, phải đưa người mất nhập quan một cách nhẹ nhàng, nếu khoảng trống trong áo quan vẫn còn thì nên dùng quần áo của người mất để chèn thêm vào những khoảng trống đó. Đồng thời cho các vật dụng cần thiết ở khi còn sống cho vào cùng.

Đối với trường hợp người mất bị co cứng người thì nên làm phương pháp sưởi ấm dùng cồn và rượu bóp chân tay cho mềm rồi đưa vào nhập quan, sau đó cắt bỏ các dây buộc trên cơ thể để người mất được thoải mái.

Sau khi tiến hành xong các thủ tục, gia quyến chuẩn bị đầy đủ thì tiến hành phát tang để bà con lối xóm đến thăm viếng.

Dựa vào từng gia đình, thời gian làm ma có thể kéo dài từ 2 đến 3 hôm vì con cháu ở xa, khách bạn nhiều. Ở nhiều nơi còn có tục Chèo đò vào buổi tối tính từ lúc phát tang, việc này thường do con dâu trưởng thực hiện.

Đưa tang

Dựa vào giờ đã xem mà tiến hành đưa người mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Huyệt mộ được đào sẵn ở các khu nghĩa trang dựa theo phong thủy về an táng. Con cháu đưa tang vừa đi vừa khóc đẩy theo xe linh cữu, tiền vàng được dải khắp đường trong quá trình đưa tang.

Khi đi dự tang, người thân bạn bè làng xóm gần xa đều có tác phong u buồn chia xót cùng gia quyến, thường thì sẽ đội khăn trắng, ăn mặc quần áo màu tối.

Người đi đường nếu gặp đám ma cùng chiều sẽ dừng xe, hạ mũ, người đi ngược chiều cũng dừng xe và hạ mũ rồi dắt xe đi qua.

Trong lúc tang gia, gia chủ thường bối rối với nhiều công chuyện vì thế nhiều vấn đề phát sinh vẫn luôn xảy ra, tuy nhiên vẫn luôn được mọi người thông cảm và chia buồn cùng gia quyến.

Từ khóa:
TIN TỨC - SỰ KIỆN
VIDEO -CLIPS
Gọi điện
SMS
Chỉ đường
Facebook Chat