Trong tục tang chế của người dân Việt Nam, có khá nhiều quy luật khiến bạn khó hiểu và chưa biết rõ. Như với luật lệ tự nhiên trong tang chế, cha mẹ già yếu từ trần, con báo hiểu cha mẹ, đưa tang cha mẹ là chuyện đương nhiên. Nhưng ở một số gia đình, tình cảnh oái oăm khi con chết trước cha mẹ hay nhiều trường hợp con chết gây nên nhiều nỗi đau thương cho người thân. Do đó, có nhiều tục kiêng cử về việc cha mẹ không được đưa tang con cái, thì liệu điều này có đúng hay không.
Mời mọi người cùng theo dõi bài viết này để tìm được câu trả lời chính xác nhất cho tục kiêng cử này nhé!
1. Phong tục Việt Nam: “Con chết trước là nghịch cảnh, bất hiếu”
Dẫu biết việc người thân qua đời là sự mất mát vô cùng to lớn đối với gia đình. Bởi nó là điều mà bất cứ gia đình nào cũng không mong muốn xảy ra, và cũng mấy ai kìm nén được cảm xúc của mình trong thời gian đó.
Như với phong tục tang chế của người Việt Nam mình trong một cuốn sách về “Phong tục Việt Nam, NXB Hồng Đức” có biên soạn: “Đã có nhiều trường hợp mẹ chết luôn huyệt chôn con. Hơn nữa, ngày xưa, khi phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn, không cho cha mẹ đưa tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và để tránh nạn trùng tang là đúng.”
Do đó, theo như lý giải ấy, chúng ta có thể hiểu rằng: “Việc cha mẹ, người lớn tuổi trong nhà đã lớn tuổi thì không nên đưa tang người trẻ hơn, để sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Bởi trong nhiều tình huống khi cha mẹ đưa tang con của mình, nhưng vì quá đau lòng khiến cha mẹ ngất lịm ngay bên cạnh quan tài của người mất. Hoặc tệ hơn là cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ bị đột quỵ ngay bên quan tài của người con vì quá đau lòng và không thể chấp nhận sự ra đi của người con của mình. Và để tránh nạn trùng tang cho các gia đình, hầu hết mọi người đều kiêng cữ việc người lớn tuổi để tang hoặc đưa tiễn người thân trong ngày động quan cuối cùng.”
Bên cạnh đó, có một số sách cũng ghi chép lại rằng, theo sách Thọ Mai gia lễ - NXB. Hồng Đức của tác giả Cư sĩ Hồ Sĩ Dân cũng có biên soạn rằng: “Con chết trước cha mẹ là bất hiếu, là nghịch cảnh, là trốn nợ đời thế nên không để tang con.”
Bởi thế, cho nên khi khâm liệm người mất, phận làm con luôn phải quấn trên đầu người mất vòng khăn trắng, nếu là người còn đủ tứ thân phụ mẫu thì phải quấn 2 vòng, có nghĩa là dưới cõi âm người con cũng để tang để báo hiếu cho cha mẹ đang ở trần thế.
2. Vậy cha mẹ có nên để tang con của mình hay không? Giải mã tụ kiêng cử này trong tang chế của người Việt Nam?
Xét theo phong tục tang chế của người Việt Nam thì cha mẹ không nên đưa tang con cái của mình để tránh các nạn trùng tang. Nhưng việc để tang con cái của mình thì vẫn có thể thực hiện, bởi việc để tang chính là mang ý nghĩa tưởng niệm, thể hiện sự đau thương, tiếc nuối trước khi ra đi của người thân của mình. Do đó, với những người lớn tuổi, việc quá đau lòng và thương xót cho người con của mình phải ra đi quá sớm thì họ vẫn có thể để tang con của mình.
Hiểu theo một khía cạnh sâu xa hơn, những tục lệ của ông bà ta ngày xưa hầu hết cũng đều được đúc kết qua nhiều biến cố và sự việc đã trải qua để truyền lại cho con cháu sau này. Do đó, với các nghi thức khắt khe hoặc với những phong tục khó hiểu, chung quy cũng là muốn mang lại điều tốt đẹp cho chúng ta.
Hi vọng, với những thông tin trên có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn được về phong tục kiêng cữ cha mẹ không được đưa tang con cái, cũng như việc đưa tang con cái và việc để tang con cái là những khái niệm khác nhau mà gia đình có thể tìm hiểu để được hiểu rõ hơn.