KHÁM PHÁ NHỮNG PHONG TỤC "RỢN NGƯỜI" TẠI TRUNG QUỐC

KHÁM PHÁ NHỮNG PHONG TỤC "RỢN NGƯỜI" TẠI TRUNG QUỐC

11/08/2018
Tin tức

KHÁM PHÁ NHỮNG PHONG TỤC "RỢN NGƯỜI" TẠI TRUNG QUỐC

TỤC LỆ SỜ NGỰC PHỤ NỮ TRONG THÁNG CÔ HỒN

Trong tháng cô hồn 14.7 âm lịch hàng năm, những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình người dân tộc Di ở thị trấn Ngạc Gia, huyện Song Bách của tỉnh Vân Nam sẽ cùng đổ ra đường để tham gia lễ hội sờ ngực (Monai Jie). Theo tục lệ, trong ba ngày này, các cô gái chỉ mặc đồ che kín một bên ngực, còn một bên để hờ hững. Người ta quan niệm bên ngực được che kín chính là để gìn giữ cho chồng tương lai, còn với một bên để lộ, các chàng trai sẽ được đều có thể động chạm vào. Các cô gái bên ngoài tỏ ra e thẹn và chạy trốn nhưng lại hoàn toàn không có ý trách móc hay có sự giận dữ nào. Quy định của lễ hội là đàn ông phải sờ ngực phụ nữ một cách nhiệt tình, còn phụ nữ phải đón nhận việc đó một cách vui vẻ. Mọi người đều coi việc sờ và được sờ này sẽ mang đến may mắn cát tường cho bản thân.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 2

Cũng nhân dịp này, các chàng trai và cô gái độc thân sẽ tụ tập tham dự và tìm kiếm một nửa cho mình. Khi tìm được đối tượng ưng ý, hai người sẽ nắm tay nhau cùng đi vào rừng tùng trên núi để tâm sự, trò chuyện.

Truyền thuyết kể rằng lễ hội này bắt đầu vào khoảng thời nhà Tùy (581-619) khi hầu hết các chàng trai của bộ tộc Di bị ép đi lính và chết trong chiến tranh. Sau đó, người ta đã tổ chức các buổi lễ vào tháng 7 âm lịch để cầu nguyện cho linh hồn những người đã chết. Theo thầy cúng, các linh hồn vẫn không được siêu thoát bởi trước khi chết họ chưa từng được sờ ngực phụ nữ. Vì thế, thầy cúng đã yêu cầu chọn ra 10 người thiếu nữ "trong trắng và chưa bị đàn ông sờ ngực" để đi theo họ sang thế giới bên kia. Để không bị chọn làm vật tế, những cô gái 18 đôi mươi đã nhờ các chàng trai trong bộ tộc sờ lên ngực họ. Tục lệ này cứ thế được truyền từ đời này qua đời khác cho tới tận bây giờ.

"CHÔN" NGƯỜI YÊU Ở BÃI CÁT - PHONG TỤC THỂ HIỆN TÌNH YÊU CỦA DÂN TỘC LẬT TÚC

Người Lật Túc hay người Lisu là một trong 56 cộng đồng dân tộc của Trung Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, từ xưa đến nay vẫn luôn sở hữu bản sắc văn hóa rất phong phú, và riêng biệt. Trong số đại diện cho nét văn hóa đó không thể không kể đến lễ hội Kuoshi đặc sắc với hoạt động "chôn" người yêu ở bãi cát: Phong tục thể hiện tình yêu của dân tộc này. 

“Chôn" người yêu trong cát không chỉ đơn thuần là một phong tục có từ rất lâu đời của người dân tộc người Lật Túc ở Phúc Cống (Vân Nam, Trung Quốc) mà đó còn là dịp để thanh niên trong vùng chứng minh tình cảm của họ dành cho người mình yêu. Vào ngày truyền thống mùng 4 hoặc mùng 5/1 của năm mới, tất cả các đôi trai gái yêu nhau trong làng sẽ mặc những bộ trang phục nhiều màu sắc, tập trung tại sông Nộ Giang để cùng nhảy múa và ca hát, chơi những trò chơi dân gian.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 1

Điều đặc biệt đáng chú ý hơn cả là những cặp đôi yêu nhau sẽ thể hiện tình cảm bền vững của mình bằng cách “chôn” người yêu trong cát. Với sự giúp đỡ của vài người ban, cậu con trai hoặc cô gái sẽ kéo người yêu của mình vào chỗ hỗ cát đã chuẩn bị trước đó rồi dần dần lấp đầy. Ngay sau đó, họ sẽ giả vờ khóc và ca hát những bài buồn, tỏ ra như đang rất đau khổ và tiếc thương cho người đồng hành của họ. Hoạt động này sẽ kéo dài cho đến khi bạn bè ra về hết, họ chạy đến bên hố cát và gỡ bỏ cát trên người bạn tình của mình với ánh mắt đầy yêu thương.

Sở dĩ người Lật Túc vẫn luôn tôn trọng và giữ gìn nét truyền thống này là vì ý nghĩa đặc biệt của nó. Một mặt hành động “chôn” người yêu sẽ làm cho cho mọi người thấy được tình yêu chân thành và sâu sắc của những người trong cuộc, và mặt khác họ đã chôn lấp được vị “tử thần” trong cơ thể của đối phương, và sẽ khiến tình yêu của họ mãi vững bền, đồng thời họ sẽ luôn được mạnh khỏe và sống lâu dài.

TỤC LỆ BÓ CHÂN

Tục bó chân ở Trung Quốc gắn với phụ nữ suốt thời phong kiến. Người Trung Quốc xưa quan niệm, bàn chân nhỏ xíu là biểu tượng của sự sang trọng và quý phái.

Bị bó chân, người con gái không đi vững được và bước đi của họ sẽ uyển chuyển giống như những cành sen đung đưa trước gió. Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 4

Để có được đôi gót nhỏ nhắn mà người xưa đặt cho cái tên mỹ miều là “gót hoa”, những người lớn trong gia đình sẽ bắt đầu dùng băng vải để bó chân cho con gái, cháu gái họ từ khi mới chỉ 2-5 tuổi, vì khi đó xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện và dễ uốn nắn.

Người xưa còn đánh thật mạnh vào lòng bàn chân của các bé gái để các xương vỡ nát cho dễ bó. Khi vải được quấn lại, cô gái còn bị buộc phải đi lại trên nền nhà để bàn chân biến dạng hơn nữa trong suốt thời gian 2 năm.

MINH HÔN (HÔN ÂM)- "ĐÁM CƯỚI MA"

Kết hôn với người chết còn gọi là minh hôn (hôn âm) xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ 17 trước Công nguyên. Vào năm Kiến An thứ 13, con trai Tào Tháo là Tào Xung yểu mệnh không may chết sớm. Tào Tháo vô cùng đau khổ, dằn vặt vì chưa cưới được vợ cho Tào Xung còn sống. Ngài mong muốn tìm cho con mình một tiểu thư danh giá đã chết để kết hôn. Một thời gian ngắn sau đó, được tin con gái nhà họ Chân chết yểu, Tào Tháo bèn đến thưa chuyện. Họ nhanh chóng chọn ngày tốt và cử hành hôn lễ và sau đó hỏa táng cho đôi vợ chồng đã chết này.

Âm hôn đạt đến độ hưng thịnh ở thời nhà Tống. Cuốn "Tạc mộng lục” ghi lại việc nam nữ thanh niên nếu chưa kết hôn mà chết thì bắt buộc phải đi hỏi để cưới. Sau đó họ sẽ tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ tốt thì họ sẽ tổ chức đám cưới cho họ và ngược lại, nếu chưa được thì họ tiếp tục nhờ “quỷ mai mối” tìm cho người phù hợp.

Được biết, cho tới năm 1949, chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng cấm hủ tục đám cưới ma này. Mặc dù vậy, truyền thống này hiện nay đang quay trở lại và tiếp tục thịnh hành trong đời sống người dân.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 3

Theo tục lệ của người Trung Hoa cổ xưa, những thanh niên trẻ sau khi đính hôn và chờ đến ngày cưới nhưng không may đột tử, gia đình phải hoàn thành hôn lễ, nếu không hồn ma của họ sẽ làm loạn khiến gia đình khó yên. Sau đám cưới, họ sẽ tiến hành mai táng, chôn cả người chết và “vợ” hoặc “chồng” vừa mới cưới cùng nhau.

Nếu cả cô dâu và chú rể đều qua đời, gia đình sẽ dùng hình nhân đại diện. Các hình nhân được đối xử, trò chuyện như với người còn sống. Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu “ma”, trên ban thờ sẽ để ảnh cô dâu. Còn chú rể đeo găng tay màu đen.

Minh hôn cũng phải thông qua người mai mối, hai bên gia đình qua nhà nhau dạm ngõ, tổ chức cỗ bàn thịnh soạn. Trong “đám cưới ma”, họ hàng và bạn bè của người quá cố đều được mời đến chung vui với “cô dâu, chú rể”. Món quà hứa hôn có thể là những vật phẩm thông dụng, hoặc tiền mặt có giá trị đến 5.500 USD.

Một số người Trung Quốc cho rằng, minh hôn là một cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm vào năm 1949. Hiện nay, minh hôn vẫn được tổ chức lén lút.

TỤC NÉM BÙN TRONG ĐÁM CƯỚI 

Dân tộc Đồng ở Trung Quốc có tục ném bùn vào nhau đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm. Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn. Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.

CÔ DÂU "CAO SỐ" PHẢI Ở MIẾU TRƯỚC KHI VỀ NHÀ CHỒNG

Ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, nếu trước ngày cưới mà 2 bên gia đình của cô dâu chú rể đi xem bói, thầy bói phán số cô dâu bị “phá gia chi nữ” thì người cô dâu đó sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường. Thay vào đó, trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền. Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa giả vờ làm ăn xin thì mới có thể về nhà chồng.

QUAN HỆ VỚI 20 NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỚI ĐƯỢC KẾT HÔN

Theo phong tục cổ ở Tây Tạng, các cô gái trước khi kết hôn phải trao thân cho ít nhất 20 người đàn ông. Trong điều kiện dân cư thưa thớt ở vùng này, thật khó có thể thực hiện được việc đó.

Để tìm cho đủ 20 chàng trai quy định, các cô gái phải đi ra đường mòn trên núi. Họ mất nhiều ngày chờ đợi để tìm gặp người qua đường, cố hết sức giúp người lạ thỏa mãn. Sau đó, cô giá xin người tình một vật kỷ niệm để chứng minh cho các già làng nghiêm khắc rằng “chuyện ấy” đã diễn ra không dưới 20 lần, xét theo số vật kỷ niệm!

MỘT NĂM "ĂN PHỞ" 3 LẦN VỚI NGƯỜI TÌNH CŨ

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 5

Người dân tộc Bạch ở Trung Quốc có quyền trốn nhà ba ngày mỗi năm để hẹn hò, thậm chí “chung đụng” với tình cũ. Khi gặp gỡ, hai người được thoải mái tâm sự, giãi bày phiền muộn nén giữ bấy lâu, thậm chí có thể quan hệ tình dục cho thỏa nỗi nhớ nhung trong suốt một năm xa cách. Không ai có quyền can thiệp, oán trách điều này. Hết ba ngày, hai người lại ngậm ngùi chia tay, ai về nhà nấy và tiếp tục cuộc sống hôn nhân hiện tại.

PHỤ NỮ CÓ THỂ "QUAN HỆ" VỚI TẤT CẢ ĐÀN ÔNG

“Vương quốc của phụ nữ” là từ để chỉ bộ tộc Ma Thoa sống quanh hồ Lugu, tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Ma Thoa là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc. Phụ nữ là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình, sở hữu đất đai, nuôi dạy trẻ con. Phụ nữ của Ma Thoa còn có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn.

Vào độ tuổi 13, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng, được mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà. Tuy vậy phụ nữ Ma Thoa cũng hiếm khi quan hệ với hai người đàn ông trở lên cùng lúc.

Do không có hôn nhân nên người Ma Thoa không có khái niệm ly dị hay ly thân.

CHẾ ĐỘ ĐA PHU - MỘT VỢ NHIỀU CHỒNG

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 6

Chế độ đa phu hiện vẫn được nhiều dân tộc áp dụng như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Môn Ba… ở Trung Quốc. Được biết, khi một người chồng muốn được gần gũi vợ, họ sẽ đặt một món đồ làm tin trước cửa, những ông chồng khác nhìn thấy sẽ tự giác tránh. Ngày nay, các ông chồng có nhiều cách để cùng san sẻ một người vợ mà không phải đánh nhau. Hơn nữa, do sống chung một thời gian dài, giữa họ đã có "thần giao cách cảm" đặc biệt, chỉ cần ám hiệu nhỏ, thậm chí một cái liếc mắt là đã có thể biết được "ai hôm nay muốn ở cùng vợ?" để sắp xếp hợp lý.

"TẨU HÔN" - HÔN NHÂN VỤNG TRỘM

"Tẩu hôn" hay "Thăm hôn" là dạng hôn nhân theo kiểu "vụng trộm", một tập tục của tộc người Ma Thoa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Theo đó, chàng trai hằng đêm cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang được cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 7

Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn chiếc gậy dùng để xua rắn hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà mua chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng.

Những chàng trai, cô gái có quan hệ "tẩu hôn" sẽ gọi nhau là "A Tiêu" hay "Tiêu Ba", vì trong tiếng Ma Thoa không có từ "vợ", "chồng".

Nếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài lòng thì “cấm cửa” và cho chàng khác lên gác vào đêm khác.

Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng con về nhà mình.

Ban đêm, chàng trai đến nhà “vợ”, sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng…, cnò phụ nữ ở nhà dệt thổ cẩm mang ra chợ phiên bán.

Tục “tẩu hôn” dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không được phép ép buộc, nhưng cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống “tẩu hôn”.

TẬP TỤC ĐỘI MŨ LÀM TỪ TÓC RỤNG CỦA TỔ TIÊN

Dân tộc Miêu sừng dài (Long-horn Miao) sinh sống tại làng Suojia, thành phố Liupanshui, tỉnh Quý Châu hiện đang còn lưu giữ tập tục kỳ lạ này.  Phụ nữ Miêu sừng dài có tục lệ mỗi khi chải đầu sẽ giữ lại các sợi tóc rụng, làm một chiếc mũ từ tóc của mẹ, bà ngoại, cụ, thậm chí tổ tiên của họ. Đó là cách để họ tưởng nhớ, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên.

Phong tục này bắt nguồn từ việc đội sừng bò, vì ngày xưa bò là con vật linh thiêng đối với người Miêu. Sau đó, để trang trí và thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, người Miêu đã tạo ra chiếc mũ đặc biệt này.

Những sợi tóc được nhuộm và giữ gìn để luôn sáng bóng. Người mẹ sẽ trao cho con gái chiếc mũ khi cô con gái lấy chồng.

HUYỀN TÁNG 

Treo quan tài trên núi là cách hiểu đơn giản của hình thức huyền táng - một trong những hình thức mai táng cổ xưa nhất ở Trung Quốc.

Huyền táng - trong đó chữ “huyền” có nghĩa là treo, tức là treo quan tài của người chết trên các vách núi dựng đứng cực kỳ nguy hiểm. Người ta cho rằng vách núi hay hang động trên cao là nơi yên tĩnh, thích hợp để linh hồn yên nghỉ. Từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian. Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”.

Nhung phong tuc ron nguoi o trung quoc 9

Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn.

Do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài cũng cũ dần, nó bị hỏng và rơi xuống, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết những chiếc quan tài mới có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn.

KÍNH CHÓ HƠN NGƯỜI

Thanh niên Hà Nhì Trung Quốc rất tiết kiệm lời nói khi yêu đương. Họ dùng cách tặng hoa cho nhau để nói về tình yêu. Chàng trai tặng cho cô gái 2 bông hoa, 1 vàng 1 đỏ. Cô gái tặng lại cho chàng trai 1 bông hoa đỏ hoặc vàng. Màu vàng chỉ sự lưỡng lự, màu đỏ là yêu.

Cô gái tặng bó hoa mà ở giữa có giò hoa cánh đơn, tức là cô ấy còn đơn chiếc, chưa có bạn trai chính thức. Nếu ở giữa có giò hoa cánh kép tức là cô gái đã có người yêu rồi.

Gia đình người Hà Nhì rất kén con dâu. Trong gia đình cô dâu mới được cưới về, mẹ chồng được gọi là chó nhà trời.Truyền thuyết kể rằng xưa kia người Hà Nhì không biết trồng cây, cũng như dệt vải.

Cô con út nhà trời đã lấy cắp giống lúa của cha cho người Hà Nhì, dạy mọi người cách dệt vải để may quần áo. Cô út bị gọi về trời, bị biến thành con chó và bị đày xuống trần gian.

Từ đó, người Hà Nhì rất kính trọng chó. Ngày Tết của người Hà Nhì thường được tổ chức long trọng. Nhưng bát cơm đầu tiên phải dành cho chó, rồi mọi người mới được vào tiệc.

Trong số những phong tục trên đây, phần nhiều là hủ tục nhưng cho đến ngày nay còn hiện hữu rất rõ trong tiềm thức của người dân Trung Quốc và rất khó để có thể thay đổi. Tất cả đều tạo nên một nét văn hóa rất đặc sắc của Trung Quốc. Nếu du khách muốn khám phá nhiều hơn về đất nước xinh đẹp này thì hãy đặt ngay cho mình một tour Trung Quốc của Viet Viet Tourism nhé! Chúc du khách sẽ có được những hiểu biết bổ ích trong chuyến du lịch này!