Nghi thức khâm liệm người chết được thực hiện như thế nào?

Nghi thức khâm liệm người chết được thực hiện như thế nào?

09/01/2023
Tin tức

Khâm liệm là gì?

 

     Trước khi tiến hành việc nhập quan – đặt thi thể vào quan tài, gia đình người đã khuất cần thực hiện 2 việc là mộc dục, tức tắm rửa cho người chết và dùng vải để quấn quanh thi thể người chết. Công tác chuẩn bị bao bọc thân thể người đã khuất bằng vải được gọi là khâm liệm. Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết.

 

     Loại vải dùng để quấn thi thể không có yêu cầu cụ thể là loại vải nào. Ngày xưa do điều kiện thiếu thốn, các gia đình thường dùng vải trắng thông thường. Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện hơn, cũng như muốn tổ chức tang lễ cho người thân tốt hơn nên thường lựa chọn vải lụa, vải tơ tằm, các loại vải đắt tiền,…Hoặc sử dụng dịch vụ làm tang lễ trọn gói để chuẩn bị chu đáo, cầu kỳ hơn.

 

Trình tự thực hiện khâm liệm như thế nào?


      Việc khâm liệm người chết không kéo dài quá lâu nhưng gia đình cũng cần chú ý thực hiện theo đúng quy trình như sau, gồm 3 bước:

 

Bước 1: Gia đình tìm đến các sư thầy, người am hiểu về thủ tục nhờ chọn ngày giờ tốt để có thể tiến hành việc khâm liệm.

Bước 2: Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ tốt, tiến hành việc khâm liệm bằng cách trải chiếu đặt cạnh quan tài, đặt thi thể người chết lên miếng vải lớn, bố trí thêm đai bằng vải trắng ở các vị trí ngang bắp chân, mông và vai.

Bước 3: Bọc vải từ chân đến thân và đầu, để lộ mặt người đã khuất để con cháu có thể nhìn mặt lần cuối.

 

     Sau khi hoàn tất việc khâm liệm, gia đình có thể tiến hành việc nhập quan, phát tang, cáo phó cho hàng xóm làng giếng, bạn bè, họ hàng đến thăm viếng, thắp hương.

 

Lưu ý gì khi thực hiện nghi thức khâm liệm?


      Ngoài 3 bước trong quy trình khâm liệm người chết, gia đình cần lưu ý vài điều sau:

 

Trước khi thực hiện nghi thức khâm liệm, gia đình cần tắm rửa cho người chết bằng nước ấm. Lưu ý chỉ nên dùng khăn lau sạch cơ thể người mất sao cho thật sạch sẽ, sau đó thay quần áo mới, quần áo cũ sẽ gấp lại bỏ vào quan tài.

Sử dụng ít trà khô bỏ dưới áo quan khoảng 2 phân để hạn chế mùi hôi từ cơ thể người chết. Vì trà khô có tác dụng rút hơi của người chết, giúp giữ vệ sinh hơn.

Khi đặt thi thể người chết lên vải để quấn, cần lựa chọn tấm vải rộng khoảng 1m6, đặt thi thể ở giữa sao cho thật ngay ngắn.

 

     Người thân trong gia đình cần lưu ý vị trí đứng, đặc biệt là con trai trưởng sẽ đứng ở vị trí đầu người chết. Ngoài ra còn có một người bên trái, một người bên phải và một người ở dưới chân. Cần lưu ý con cháu trong nhà nếu không hợp tuổi nên tránh có mặt khi thực hiện việc khâm liệm.

 

Khâm liệm kiêng kỵ điều gì?


     Việc khâm liệm người chết cần được thực hiện theo đúng quy trình và các lưu ý đã nêu trên. Ngoài ra còn có một số điều kiêng kỵ để tránh phạm phải điều không hay, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình cũng như quá trình siêu thoát của người chết.

 

Tránh để nước mắt rơi vào thi thể

      Trong quá trình khâm liệm kiêng kỵ việc khóc lóc quá nhiều và tuyệt đối không để nước mắt rơi vào thi thể. Việc gia đình người thân đau buồn nên khóc thương là điều không tránh khỏi, tuy nhiên việc này được cho rằng khiến người chết vướng bận, khó lòng mà siêu thoát.

     Việc để nước mắt rơi vào thi thể còn ảnh hưởng đến công việc làm ăn của gia đình vì quan niệm cho rằng dễ bị quỷ nhập tràng, nhiều vận hạn xui rủi sau này. Do vậy, gia đình dù có đau buồn cũng nên kiềm chế và đứng xa thi thể khi thực hiện việc khâm liệm.

 

Không để mèo gần thi thể

     Quan niệm không để mèo gần thi thể thật ra là do ông bà ta từ xưa để lại cho con cháu. Vì họ cho rằng trong quá trình khâm liệm, mèo đặc biệt là mèo đen lại gần sẽ khiến người chết bật dậy. Hiện tượng mèo nhảy qua khiến xác chết sống dậy thường gọi là “quỷ nhập tràng”. Nhiều người còn đồn thổi rằng người chết khi ấy sống dậy, quay lại để bắt người.

 

Không sử dụng quan tài làm bằng gỗ cây liễu

     Ông bà ta cho rằng quan tài chôn cất người chết nên được làm bằng gỗ cây tùng, cây bách, không nên làm bằng gỗ cây liễu. Gỗ cây tùng, cây bách tượng trưng cho trường thọ còn cây liễu là cây không có hạt, ám chỉ việc không có kết quả.

     Việc sử dụng quan tài làm bằng gỗ cây liễu sẽ khiến gia đình không có con cháu nối dõi. Ngoài ra một vài nơi khi dùng gỗ cây bách làm quan tài còn chêm thêm ít cây sam vào vì cho rằng quan tài làm hoàn toàn bằng gỗ cây bách sẽ bị sét đánh. Dù đây chỉ là kinh nghiệm, phong tục ông cha ta truyền lại nhưng gia đình cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng cuộc sống sau này.