Tục thiên táng sẽ biến mất vì không đủ chim kền kền?

Tục thiên táng sẽ biến mất vì không đủ chim kền kền?

11/08/2018
Tin tức

Tục thiên táng sẽ biến mất vì không đủ chim kền kền?

Đối với người dân Tây Tạng, thiên táng và thủy táng là hai hình thức mai táng người đã khuất phổ biến nhất. Nhưng dần dà dưới sự ảnh hưởng của suy thoái môi trường và với sự nhận thức mới, người ta bắt đầu bỏ dần hủ tục này.

Tại một địa điểm thiên táng

Tại một địa điểm thiên táng

Không còn đủ các loài chim để thực hiện thiên táng

Châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải (phía Tây Bắc Trung Quốc), có diện tích 188.794 km², dân số khoảng 300.000 người trong đó 97% là người Tạng. Tại vùng này, tuyệt đại đa số theo tục thiên táng.

Tashi - là một tu sĩ và là người thực hiện nghi lễ thiên táng tại huyện Chindo. Anh làm việc này từ năm 2011 đến nay. Mỗi lần có người chết, anh phải dạy rất sớm để chuẩn bị. Những người theo đạo Phật tin vào luật luân hồi, tôn thờ sự từ tâm và làm việc thiện. Linh hồn của người chết sẽ rời thể xác vào đúng thời điểm tắt thở và người chết lấy xương thịt của mình để cho các con chim kền kền đói ăn như là một việc thiện cuối cùng của cuộc đời.

Nghi lễ thiên táng được thực hiện ở một địa điểm tại chân núi quanh năm tuyết phủ  có tên là Serkhang, với độ cao 3.800 m so với mặt biển. Nơi đây mỗi năm có khoảng 30 người đến làm thủ tục thiên táng.

“Lễ thiên táng bắt đầu từ 4 giờ sáng và cần khoảng 7 tiếng đồng hồ. Tôi phải làm cẩn thận để mọi thứ gọn ghẽ”.

Tuy nhiên, gần đây, mọi việc không còn được suôn sẻ như trước. Những thứ độc hại trong cỏ đã làm số lượng chuột giảm đi nhiều, kéo theo số lượng kền kền và chim ưng cũng giảm”. Không có kền kền và chim ưng thì làm sao thiên táng được.

Đài hóa thân thay cho chim kền kền

Năm 1982, tỉnh Thanh Hải cho xây dựng đài hóa thân đầu tiên.Tuy nhiên trong một thời gian dài, rất ít người sử dụng hình thức mai táng này.

“Cần một quá trình rất dài tham vấn các vị cao tăng trước khi xây dựng đài hóa thân này. Vị trí đặt đài cũng do Pachen Lama thứ Mười đích thân lựa chọn” - ông Duraga, Phó giám đốc Sở dịch vụ dân sự của huyện Cộng Hòa - nói.

Huyện này thuộc châu tự trị Hải Nam, tỉnh Thanh Hải, có tới 50 % dân số là người Tạng sinh sống. Tại thị trấn huyện lỵ Chabcha có đài hóa thân với 4 lò. Vào những năm 1980, mỗi năm chỉ có vài người được hóa thân tại đây, thế nhưng dần dà, mọi việc bắt đầu thay đổi. Riêng năm ngoái đã có tới 352 người Tây Tạng từ các các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên được hóa thân tại đây.

Trước khi hóa thân, nhân viên đã mời các vị sư tăng tới để thực hiện nghi lễ cần thiết. Kết thúc quá trình hóa thân, người thân trong gia đình nhận tro cốt và đem rắc xuống các vùng núi và hồ thiêng. Thông thường, người ta chọn rắc cốt ở hồ Thanh Hải và sông Hoàng Hà.

Tục thiên táng sẽ biến mất vì không đủ chim kền kền? - ảnh 1Cung Điện Potala (Lahsa) 1000 phòng của các Đạt Lai Lạt Ma, được coi như một kỳ quan kiến trúc của thế giới.

Nhiều người vẫn còn chọn cách mai táng cũ, nhưng cũng có người lựa chọn cách mới. Mọi người được quyền tự do theo mong muốn của mình. Nhưng với xu hướng ngày càng có nhiều người lựa chọn cách mới, người ta đã cho xây dựng các đài hóa thân tại tất cả các huyện thuộc tỉnh Thanh Hải.

Rinchen - một nhân viên đài hóa thân nói: “Đức Phật đã dạy, cuối cùng thì thân xác của mọi người đều trở về với tự nhiên. Vì vậy việc chọn cách mai táng thế nào đâu có quan trọng, cái chính là phải thể hiện được sự kính trọng với người đã khuất và an ủi được người sống”.